Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XVI Mùa Thường Niên (Mt 12,46-50) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 12,46-50

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 14,21-25

Cuộc vượt qua Biển Đỏ là biến cố trình bày sự can thiệp của Thiên Chúa để giải thoát dân Người khỏi sự áp bức của người Ai Cập, như một loại bích họa vĩ đại. Biến cố lịch sử này được kể lại theo bút pháp hùng ca, nghĩa là trong một sự phóng đại theo nhiệt tình. Quan điểm của các tác giả trước hết không nhằm mô tả các chi tiết lịch sử cụ thể theo nghĩa của một “bản tường thuật" như ngày nay các nhà trước tác bản văn, được viết ra rất lâu sau biến cố theo truyền khẩu kể lại đã một lần nữa muốn đề cao một bài học tôn giáo. Đến lượt chúng ta, chúng ta cần gắn chặt với bài học đó. Thật sự, điều gì đã xảy ra ngày đó? Có phải một làn gió nóng thổi cạn một phía biển nông trong một vài giờ không? Điều đó có thể lắm. Và không còn phải tưởng tượng ra một hiện tượng trái ngược với các định luật Thiên thiên. Bằng cách nào đi nữa, dân Do Thái cũng nhìn đó như một dấu chỉ, một phép lạ bởi vì đối với họ, đó là một “hành động Thiên Chúa ban trợ cho họ". Chính hành động đã tạo lập nên dân này.

Truyền thống Kitô giáo luôn so chiếu cuộc vượt qua giữa dòng nước này với Bí tích thanh tẩy của Dân Thiên Chúa mới.

Khi Môsê giơ tay trên biển, thì bằng một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, Chúa dồn biển lùi và làm cho biển khô cạn.

Chúng ta luôn bị cám dỗ để chỉ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa trong những hiện tượng khác lạ. Dầu vậy, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã từ chối không làm cho những kẻ hiếu kỳ những phép lạ công khai (Mt 4,5; Lc 23,8). Nhất là chúng ta biết rằng Thiên Chúa không kém hiện diện trong các hiện tượng tự nhiên. Mặt trời mọc lên. Mưa trời rơi xuống. Gió thổi khô. Các sự việc thông thường Đức tin vẫn cho ta đọc được hành động của Thiên Chúa.

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì mọi sự Chúa đã làm cho con.

Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn. Nước trở lại vùi dập chiến xa và kỵ binh, toàn thể quân lực của Pharaô.

Hùng ca dân tộc kỳ diệu. Hình ảnh không thể nào quên, cả một biểu tượng.

Công bình được thể hiện: những kẻ bé nhỏ khổ cực vượt trội những kẻ quyền thế, những kẻ áp bức bị tiêu diệt.

Hẳn thiên là đều đó không luôn dễ dàng xảy ra. Nhưng tại sao người ta lại ngăn cản không cho những người hèn kém khốn cực mơ ước một cuộc giải phóng triệt để những khốn khó của họ?

Phép rửa tội, trong ý nghĩa biểu trưng của nó, đã lấy lại hai khía của biến cố này, sự dữ bị tiêu diệt, tội nguyên tổ bị phá hủy, đây là nước hủy diệt… nhưng sự sống thần linh vọt lên, ơn cứu rỗi được trao ban, đây là nước tác sinh.

Ngày đó, Chúa đã cứu Israel.

Đây là chìa khóa để giải thích thiên hùng ca này: viễn tượng rõ ràng có tính cách tôn giáo.

Đây nói về một sự trợ giúp thần linh, trong một hoàn cảnh tuyệt vọng nói theo kiểu loài người: Thiên Chúa "cứu vớt!” Thật cảm động, khi đọc lại giai thoại cổ này mà nhớ lại rằng tên "Giêsu " có nghĩa chính xác là "Thiên Chúa cứu vớt” (Mt 1,21).

Mà Thiên Chúa luôn là một.

Hôm Nay, Thiên Chúa còn hành động để chống lại mọi sự dữ và cứu vớt. Nơi nào có tội lỗi nơi đó có hành động cứu chữa của Thiên Chúa. Khi kiểm điểm đời sống, chúng ta cần tập quen để chiêm ngưỡng sự Hiện Diện của Chúa ở ngay giữa các hoàn cảnh mà sự dữ xem như thắng thế.

Thấy cánh tay oai hùng của Thiên Chúa... Toàn dân kính sợ Chúa... Bấy giờ Môsê cùng con cái Israel hát mừng Chúa bài ca này…

Ý nghĩa tôn giáo của cuộc giải thoát này được nhấn mạnh bằng việc tạ ơn.

Bài đọc II: Mk 7,14-15.18-20

Lạy Đức Giavê xin cầm gậy mà hướng dẫn dân Người, toàn vật thuộc cơ nghiệp sống cô quạnh trong các bụi rậm…

Vào kỳ hè, chúng ta còn thấy hình ảnh mục tử: tình thương của chàng mục tử, một chàng mục tử chăn dắt đoàn chiên. Qua hình ảnh này tôi cầu nguyện theo chiều hướng của trí tưởng tượng.

Như những ngày Người ra khỏi Ai Cập, xin làm cho chúng con thấy các việc phi thường.

Nhắc lại các ơn lành thuở xưa.

Phần -tôi, tôi cũng gợi lại các việc Thiên Chúa đã làm cho tôi trong quá khứ.

Có thần nào giống được như Người, Đấng cất đi tội ác… tha thứ lỗi lầm... Đấng không làm gia tăng sự giận dữ luôn luôn... vui thích thi thố ơn lành…

Đây là một khám phá mà ta phải không ngừng lập lại. Chính Thiên Chúa đó. Không phải ai khác. Có vị Thiên Chúa nào giống được như Người?

Một Thiên Chúa muốn cho mình trước tiên là Đấng tốt lành nhân từ, hiền hậu. Một Thiên Chúa kiên trì, Đấng tiếp tục yêu thương dân mình dù nó thất tín thất trung. Một Thiên Chúa vui thích thi ân giáng phúc. Đó là một trong các định nghĩa cảm động nhất về Thiên Chúa. Toàn thể lịch sử cứu độ chứng minh điều đó. Thiên Chúa là như thế. Toàn bộ Tin Mừng củng cố thêm niềm xác tín này của chúng ta: niềm vui của Thiên Chúa là thi ân giáng phúc (Lc 15,7).

Tôi là kẻ có tội, tôi biết rõ điều ấy.

Thay vì nhìn vào tội lỗi của tôi, tôi chiêm ngắm Chúa... Đấng tha thứ, xóa bỏ lỗi lầm, Đấng ước ao tha thứ…

Một lần nữa, xin thương xót chúng tôi.

Tôi thích câu này biết bao, “một lần nữa”. Thật rất đúng như vậy. Ta thường có những quyết định tốt đẹp nhất, nhưng rồi cứ sa ngã vào cũng một thứ tội.

Giải pháp duy nhất là: “Một lần nữa, xin thương xót con ".

Lạy Chúa, xin giúp con luôn nhớ đến tình thương tha thứ của Chúa...Xin giúp con đừng bao giờ thất vọng trước các sa ngã của con, bởi con tin vào sự kiên trì của Người.

Lạy Chúa, khi ước ao không phạm tội nữa, phải chăng chúng con đã ngầm kiêu hãnh không cần đến Người? Trong khi ích lợi lạ lùng của tội lỗi là giúp chúng con. nhận thức mãnh liệt rằng không có Người chúng con không thể làm được việc gì (Ga 15,5).

Xin Người giẫm chân lên lỗi lầm chúng con, xin Người quăng chìm xuống biển mọi tội lỗi chúng con.

Hai hình ảnh cảm động: giẫm chân lên quăng chìm đáy biển.

Từ nơi sâu thẳm của các nỗi cơ cực chúng ta, dưới sức mạnh của các thói quen khó lướt thắng thì điều tốt nhất cho chúng ta là nghĩ tưởng rằng Thiên Chúa đối xử như thế đối với tội lỗi của ta.

Quên hẳn đi. Đồ vật mà người ta quăng xuống biển sẽ biến mất dưới vực đại dương.

Xin Người chứng tỏ lòng trung tín Người đối với Giacob, và ân huệ Người đối với Abraham, như Người đã thề hứa với cha ông chúng tôi từ các ngày thuở xưa.

Đúng, chúng ta ăn chắc vì trong suốt lịch sử Thiên Chúa vẫn một mực kiên trì: Người đã làm nhiều lần như thế. Không có lý do nào để Người thay đổi và Người đã tha thứ hàng tỉ tỉ lần? Vậy thì sao? Ngày Nay chúng ta hoài nghĩ làm sao được?

Con người thời nay thường không muốn lệ thuộc vào sự tha thứ của kẻ khác. Họ muốn xua đi danh từ "thương xót". Họ có cảm tưởng bị lệ thuộc, người ta muốn tự mình xây dựng cuộc đời. Nhưng có thể được như thế không? Hơn nữa, lòng thương xót của Thiên Chúa không thay thế chúng ta: nó chỉ thúc đẩy sự cộng tác, sự cố gắng hối cải và kêu gọi chúng ta có lòng thương xót người khác.

BÀI TIN MỪNG: Mt 12,46-50

Đức Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì có mẹ và anh em Người đứng bên Người, tìm cách nói chuyện với Người.

Qua việc nhập thể, Đức Giêsu đã tiến vào một nếp sống nhân loại thực sự, với những liên hệ huyết nhục, chủng tộc, môi trường sống, nền văn hóa: Người thuộc chủng tộc Do Thái đã sống trong một xớ sở xác định là Pa-lét-tin, Người có một người mẹ, tên là María, đã cho Người máu thịt. Người cũng có những anh em thuộc họ hàng. (ở đây gọi là “anh em” theo tập tục của một số dân tộc). Người nói tiếng Aramên.

Những thực tại nhân bản trên rất quan trọng: đó cũng thực sự là nơi chốn ta sống.

Đức Giêsu bảo: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”.

Một câu hỏi gây ngỡ ngàng. Thực sự mọi người lúc đó đều biết rõ, ai là mẹ Người. Bà đang ở đó, đứng ở ngoài kia. Đức Giêsu không có ý nói, Người coi thường những người thân cận: không ai yêu mẹ mình hơn Người được. Tôi bắt đầu ngó nhìn tâm hồn Chúa, chiêm ngưỡng mối tình Người dành cho Đức Maria: thật tế nhị, mạnh mẽ.

Nhưng Đức Giêsu còn có một điều rất quan trọng muốn thông tỏ cho ta.

Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói...

Tôi hình dung ra, Đức Giêsu đang làm cử chỉ trang trọng trên: đó là một cử chỉ diễn tả mối tương quan liên hệ...

Không chỉ liên hệ hạn hẹp với Nhóm Mười Hai, nhưng với tất cả các môn đệ, với những ai quyết tâm lắng nghe và bước theo Người.

Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.

Thật là một mạc khải Đức biệt!

Môn đệ trở nên “một người bà con của Đức Giêsu”. Người tặng bạn mối tình thân mật dành trong gia đình Người cho mỗi người. Thông thường, giữa Thiên Chúa và con người, cũng như giữa ông chủ và nô lệ, chỉ có tương quan lạnh lùng trong thái độ vâng lời và lệ phục. Nhưng theo Đức Giêsu, ta được bước vào thông gia đình Thiên Chúa, ta được trở nên như anh chị em, như mẹ Người!

Mạc khải đó có thay đổi những gì trong mối quan hệ của tôi với Thiên Chúa?

Phải, những liên hệ huyết nhục, bà con nhân loại, môi trường sống, chủng tộc, dù quan trọng đến đâu, vẫn không thể là yếu tố quyết định nhất trong Nước Thiên Chúa được: một quan hệ thân thuộc mới, được thiết lập... giữa hàng triệu

anh em trên khắp thế giới. Đúng vậy, mối tương quan thân tình giữa "những anh chị em của Đức Giêsu” thường phong phú và mạnh mẽ hơn giữa những bà con theo máu thịt. Đó là một sứ điệp quan trọng và một công cuộc cách mạng thực sự đối với nhân loại.

Mối thông quan mới đó có thay đổi được gì trong quan hệ của tôi với anh em bà con đồng loại?

Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người đó là anh chị em tôi, là mẹ tôi.

Đức tính cốt yếu của môn đệ Đức Giêsu đó là "thi hành ý muốn của Thiên Chúa”. Ai hành động như thế thì trở nên bà con đích thực của Đức Giêsu.

Hãy bước vào mối hiệp thông với Thiên Chúa, bằng cách thi hành thánh ý Người...

Đồng thời, đó cũng là bước vào. sự thông hiệp với rất

nhiều anh cứ em khác, là những người đang nỗ lực thi hành cùng một ý muốn đó. Bởi vì, khi cố gắng liên kết với Thiên Chúa, trong mọi hành vi hàng ngày từng giờ, từng phút, tôi cũng hiệp nhất với mọi tâm hồn thánh thiện trên trái đất, với mọi "môn đệ"' Đức Giêsu trong mọi quốc gia vòng quanh thế giới.

Và Đức Maria, Đấng thi hành ý muốn của Thiên Chúa cách trọn vẹn, cũng chính là “mẹ Người!”

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Ai thuộc về gia đình của Chúa Giê-su?

HOÀN CẢNH:

Sau những lời khiển trách những kẻ cứng lòng tin, Đức Giê Su giới thiệu một cộng đoàn dân Chúa mới, thay thế cho những kẻ cứng lòng tin.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giê Su giới thiệu về gia đình thiêng liêng gồm những người vâng phục thánh ý của Chúa Cha trên trời.

TÌM HIỂU:

46“… Có Mẹ Người và anh em Người đứng bên ngoài, tìm cách gặp Người ….”:

Với việc nhập thể, Đức Giê Su mang thân phận con người, và sống trong một gia đình, một dòng họ. Như mọi người, Người coi gia đình, dòng họ là môi trường giúp mình sống và lớn lên. Người rất yêu quý cha mẹ, anh em và đặc biệt dành cho Mẹ Người một tình mến tế nhị nồng nàn. Chính vì mối liên hệ tự nhiên này, thì trong khi Người còn đang nói, thì Mẹ Người và anh em người đứng bên ngoài tìm cách nói chuyện với Người.

47“Có kẻ thưa Người rằng ….”:

câu này vừa nói lên mối dây liên hệ gia đình tự nhiên, vừa cho người ta biết rõ mối dây liên hệ gia đình tự nhiên này. đồng thời câu này cũng xác định Đức Giê Su là người thật, vì đã sinh ra một gia đình và lớn lên từ một gia đình đó.

48-49“Người bảo kẻ ấy rằng: ai là Mẹ tôi?”:

Không thể căn cứ vào thái độ và câu nói này mà nghĩ rằng Người kinh miệt Thánh Mẫu hay là lãnh đạm với gia đình.

Qua câu nói này, Đức Giê Su có ý dạy ta, nhất là những ai lo việc truyền giáo: Người không chỉ có gia đình cốt nhục ở đời, Người còn có gia đình thiêng liêng, gồm hết mọi kẻ được ơn cứu chuộc. Kẻ được ơn cứu chuộc, được làm con Thiên-Chúa, tất nhiên là anh chị em với Người (Rm 8,15-17).

50“Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi”:

Đức Giê Su giới thiệu mối dây liên hệ của các phần tử trong gia đình thiêng liêng là làm theo thánh ý Chúa Cha trên trời.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Qua mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giê-su đã sống thân phận con người trong một gia đình tự nhiên. Và các phần tử trong gia đình này ràng buộc với nhau bằng tình yêu ruột thịt máu mủ. Chúa Giê-su tôn trọng gia đình tự nhiên này: bằng chứng tá là trong thời gian đi truyền giáo, Người đã về Na-da-rét thăm quê hương Người hai lần (Lc 4,16-30; Mc 6,1-6).

- Những người anh em của Chúa Giê-su cùng đi với Đức Mẹ, đây là những người họ hàng, bà con của Chúa (Mt 13,55). Sự việc này chứng tỏ Chúa Giê-su đã có mối quan hệ tốt với gia đình tự nhiên.

- Sự việc Đức Mẹ và anh em đi tìm Chúa Giê-su, chứng tỏ rằng:

- Các phần tử trong gia đình tự nhiên của Chúa, gắn bó và lo lắng cho Người.

- Chúa chăm lo cho việc bổn phận rao giảng đến nỗi Mẹ và anh em Người đi tìm Người.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Ai là mẹ tôi, ai là anh em tôi?”:

Kiểu đặt câu hỏi này nhằm gây chú ý để giới thiệu về gia đình thiêng liêng của Chúa. Những thành viên này liên kết với nhau bằng cách thi hành ý muốn của Chúa Cha.

Chúng ta ý thức và nhìn nhận rằng:

+ Hội Thánh là gia đình phụ thuộc về Thiên-Chúa.

+ Cộng đoàn tham dự phụng vụ bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể khi cử hành mầu nhiệm Thánh, là gia đình Thiên-Chúa.

+ Mỗi Kitô là thành viên thuộc gia đình thiêng liêng của Chúa.

Nhờ ý thức này người Kitô hữu cảm nhận được mối liên quan tương trợ và tình huynh đệ trong cộng đoàn Hội Thánh, tu trì, giáo xứ, đoàn thể và cử hành bí tích cũng như phụng vụ …

- “Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi …”:

+ Cùng chăm chú lắng nghe và thực hành giáo huấn của Chúa (sống tám mối phúc thật) càng liên kết học hỏi và tương trợ với nhau để sống lời Chúa, cùng giúp nhau sống theo Tin-Mừng … chúng ta càng là anh chị em với Chúa Giê-su và với nhau.

+ Chúng ta cảm nghiệm được diễm phúc là anh chị em với Chúa Giê-su khi chúng ta biết chăm lo thi hành ý muốn của Chúa Cha; mà ý muốn của Chúa Cha là muốn cho mọi người được ơn cứu độ. Vì thế chúng ta càng lưu tâm chăm lo thánh hóa bản thân mình và nhờ đó cũng thánh hóa tha nhân, thì chúng ta càng thuộc gia đình con cái Thiên-Chúa hơn.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.